Chân dung người đoạt giải Nobel hoà bình được giao nhiệm vụ đưa Bangladesh thoát khỏi khủng hoảng
Thủ tướng được chỉ định của Bangladesh, ông Muhammad Yunus (giữa) phát biểu với báo giới tại sân bay Hazrat Shahjalal ở Dhaka ngày 8/8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo trang Al Jazeera, ông Yunus - 84 tuổi, người gọi các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tuần của sinh viên ở Bangladesh, lật đổ chính phủ của bà Hasina là “Ngày Chiến thắng thứ hai” – đã chỉ trích 15 năm cai trị độc đoán của bà Hasina.
Các cuộc biểu tình do các nhóm sinh viên dẫn đầu bắt đầu phản đối hạn ngạch việc làm nhà nước - trong đó dành hơn một nửa số vị trí cho các nhóm cụ thể, bao gồm 1/3 cho con cháu của các cựu chiến binh chiến tranh năm 1971. Tòa án Tối cao đã bãi bỏ hầu hết các hạn ngạch vào ngày 21/7, nhưng điều đó không thể xoa dịu những người biểu tình.
“Đây là đất nước xinh đẹp của chúng ta với nhiều khả năng thú vị. Chúng ta phải bảo vệ và biến nó thành một đất nước tuyệt vời cho chúng ta và cho các thế hệ tương lai của chúng ta”, ông Yunus nói với các phóng viên.
Ông Yunus, nhà kinh tế học và doanh nhân, nắm quyền lãnh đạo đất nước sau một trong những cuộc biểu tình đẫm máu nhất lịch sử, khiến trên 300 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị bắt. Những thách thức lớn đang ở phía trước khi ông phải thiết lập luật pháp và trật tự, phục hồi nền kinh tế, mở đường cho các cuộc bầu cử tự do và công bằng.
Ông Ahmed Ahsan, cựu nhà kinh tế của Ngân hàng Thế giới và là Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách tại Bangladesh, cho biết ông Yunus “là người của thời đại, được các sinh viên tiên phong trong toàn bộ phong trào lựa chọn”.
“Ông Yunus được kính trọng ở cả trong nước và trên thế giới”, ông Ahsan nói.
Ông chủ của “ngân hàng dành cho người nghèo”
Người dân tập trung trước tòa nhà Quốc hội Bangladesh ở Dhaka, sau khi Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức, ngày 6/8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Ông Yunus, người con thứ ba trong gia đình có chín người con, sinh năm 1940 tại một ngôi làng gần thành phố cảng phía nam Chittagong, khi đó thuộc Đông Pakistan.
Ông Yunus tốt nghiệp Đại học Dhaka năm 1961. Ông theo học Đại học Vanderbilt tại Mỹ năm 1965 nhờ học bổng Fulbright để lấy bằng Tiến sĩ kinh tế, hoàn thành năm 1969. Sau đó, Tài xỉu go88 ông trở thành trợ lý giáo sư tại Đại học Tiểu bang Middle Tennessee ở Murfreesboro, bwin88 Cược Tennessee, tải go88 Mỹ.
Trong cuộc chiến năm 1971 chống lại quân đội Pakistan,go88 com ông Yunus đã ủng hộ các nỗ lực tạo ra một Bangladesh độc lập. Ông thành lập ủy ban công dân tại thành phố Nashville của Mỹ và giúp điều hành Trung tâm thông tin Bangladesh tại Washington, go88 thiên đường nơi vận động Quốc hội Mỹ ngừng viện trợ quân sự cho Pakistan.
Năm 1972, ông Yunus trở về Bangladesh độc lập. Sau một thời gian ngắn làm việc tại Ủy ban Kế hoạch mới của đất nước, ông đã làm việc tại khoa kinh tế của Đại học Chittagong.
Năm 1976, ông đến thăm những ngôi làng lân cận ở Chittagong, nơi bị ảnh hưởng bởi nạn đói vài năm trước đó, như một phần trong chuyến đi thực địa của ông tại trường đại học. Ông Yunus đã cho 42 người trong làng vay 27 USD và thấy rằng mọi người đều trả tiền đúng hạn.
Ông phát hiện ra rằng các khoản vay nhỏ hoặc tín dụng vi mô được trao cho những người dân nghèo tạo ra sự khác biệt rất lớn. Các ngân hàng truyền thống sẽ không cho họ vay tiền, buộc họ phải dựa vào những người cho vay tiền tính lãi suất cắt cổ.
Đây là khởi đầu của Ngân hàng Grameen tiên phong trong việc cung cấp tín dụng vi mô cho người nghèo,casino slot games giúp họ khởi nghiệp kinh doanh mới. Ông Yunus được biết đến với cái tên “ông chủ ngân hàng của người nghèo” khi giúp hàng triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói thông qua Ngân hàng Grameen của mình.
Đoạt giải Nobel Hoà bình
Ông Muhammad Yunus trả lời phỏng vấn báo chí tại Dhaka, Bangladesh, ngày 1/5/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Năm 2006, ông Yunus và Ngân hàng Grameen cùng được trao Giải Nobel Hòa bình “vì những nỗ lực tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội từ bên dưới”.
Vào thời điểm đó, ngân hàng đã cho hơn 7 triệu người vay hơn 7 tỷ USD, trong đó 97% là phụ nữ, với tỷ lệ hoàn trả gần 100%.
“Tôi thấy người nghèo đang thoát khỏi đói nghèo mỗi ngày. Có thể thấy rằng chúng ta có thể tạo ra một thế giới không có đói nghèo, nơi chỉ có thể nhìn thấy đói nghèo trong các bảo tàng, các bảo tàng về đói nghèo”, ông Yunus nói vào thời điểm đó.
Giờ đây, ông Yunus đang phải đối mặt với tình trạng hỗn loạn của chính trị vượt ra ngoài những lý thuyết suông.
Nhiệm vụ trước mắt của ông sẽ là khôi phục sự ổn định sau 5 tuần biểu tình chết người, nhưng vấn đề lớn hơn là cuộc khủng hoảng kinh tế đã chứng kiến giá lương thực tăng vọt và khu vực việc làm tư nhân trì trệ.
“Chính phủ mới sẽ cần ổn định nền kinh tế, kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá hối đoái”, ông Ahsan từ Viện Nghiên cứu Chính sách, cho hay.
Đụng độ xảy ra giữa hàng chục nghìn người biểu tình và những người ủng hộ Chính phủ Bangladesh ngày 4/8/2024 làm ít nhất 91 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Jon Danilowicz, cựu nhà ngoại giao Mỹ đã dành 8 năm làm việc tại Bangladesh, tin rằng việc bổ nhiệm ông Yunus là một lựa chọn tốt vì ảnh hưởng quốc tế của ông sẽ giúp ích cho quốc gia Nam Á có 170 triệu dân này.
“Điểm mạnh lớn nhất của Yunus là uy tín và danh tiếng của ông trên trường quốc tế, đặc biệt là ở Mỹ. Ông có thể khai thác thiện chí sẵn có ở đó và thiện chí của Mỹ để làm những gì có thể nhằm giúp Bangladesh”, ông Danilowicz nói.
Cựu nhà ngoại giao, thành viên hội đồng quản trị của một tổ chức phi chính phủ về quyền làm việc tại Bangladesh, cho rằng chính phủ lâm thời phải đối mặt với 3 thách thức lớn. Thứ nhất là giải quyết các vấn đề kinh tế. Thứ hai là làm sáng tỏ quá trình chính trị hóa các thể chế của đất nước bao gồm cả công chức, cảnh sát và tư pháp. Thứ ba, tìm cách giải quyết các vấn đề về trách nhiệm giải trình đối với các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
“Ông Yunus phải thiết lập quyền kiểm soát và quyền tối cao dân sự ngay từ đầu và đảm bảo quân đội quay trở lại vai trò bình thường là hỗ trợ chính quyền dân sự”, ông Danilowicz nói.
Về mặt ngoại giao, ông Yunus sẽ phải xây dựng mối quan hệ thân thiện với Ấn Độ, quốc gia đã ủng hộ chính quyền bà Hasina bất chấp các hành vi vi phạm nhân quyền và đàn áp tiếng nói của phe đối lập. Bà Hasina được cho là đang ở Ấn Độ.
“Chính phủ mới phải có quan hệ hợp tác với Ấn Độ vì Chính phủ Ấn Độ có thể gây ra vấn đề cho Bangladesh”, ông Danilowicz nhận định.
Mục tiêu của bà Hasina
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina phát biểu tại Dhaka ngày 11/1/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Ông Yunus đã trở thành mục tiêu trong cơn thịnh nộ của bà Hasina sau khi ông đưa ra ý tưởng thành lập một đảng chính trị vào năm 2007.
Ý tưởng ban đầu của ông Yunus về việc thành lập đảng xuất hiện trong bối cảnh hai đảng chính - Liên đoàn Awami của bà Hasina và đảng Dân tộc Bangladesh đối lập (BNP) - đã thất bại trong việc giải quyết nạn tham nhũng tràn lan và bất bình đẳng thu nhập gia tăng.
Năm 2011, bà Hasina - người coi nhà kinh tế học Yunus khi đó 71 tuổi là mối đe dọa chính trị - đã cách chức ông Yunus khỏi vị trí Giám đốc điều hành của Ngân hàng Grameen, gọi ông là “kẻ hút máu” của người nghèo. Sau đó, chính phủ của bà Hasina đã tiến hành các cuộc điều tra tài chính đối với các doanh nghiệp phi lợi nhuận của ông. Năm ngoái, ông đã bị kết án vi phạm luật lao động và phải chịu một vụ án tham nhũng đang diễn ra mà nhiều người cho là án oan.
Các cuộc biểu tình mới nhất - bắt đầu từ việc phản đối hạn ngạch việc làm của chính phủ nhưng đã biến thành một phong trào nhân dân lớn hơn nhiều - là dấu hiệu cho thấy thanh niên của đất nước, chiếm 1/3 dân số, đã tìm đến một loại hình chính trị mới với nền dân chủ và trách nhiệm giải trình cao hơn.
“Ông Yunus đã liên tục bị chế độ trước đàn áp và ông có thể đã chọn rời khỏi đất nước nhưng ông chưa bao giờ cân nhắc đến khả năng đó”, ông Ahsan cho biết.